Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Du lịch Hàn Quốc: Cánh đồng muối Jeungeon

Từ xưa cho đến nay, Hàn Quốc là một cường quốc với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, những món ăn đặc trưng nức danh cũng bắt nguồn từ đây, và còn có rất nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp tuyệt. tổ quốc của nhân sâm và kim chi này có những hòn đảo lớn nhỏ mang trong mình một vẻ đẹp riêng của nó. Không giống như những hòn đảo khác Jeungdo là hòn đảo của những cánh đồng muối trắng ngút ngàn, những trang trại muối rộng lớn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tour du lịch Hàn Quốc 5 ngày 4 đêm


Đảo Jeungdo – Là một hòn đảo lớn của Hàn Quốc, thuộc tỉnh ở phía nam Leolla. Nơi đây quả là một điểm đến du lịch Hàn Quốc tuyệt vời, bởi vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, khung cảnh yên bình không ồn ã, xô bồ như những nơi khác. Đây là một trong những nơi có bờ biển hoang sơ nhất Hàn Quốc với diên tích bề rộng lớn toàn là bùn cùng những cánh đồng muối loang loáng lấp lánh dưới ánh sang mặt trời làm cho cảnh đẹp trở nên tuyệt vời như bức trạnh vẽ,do đó Jeungdo trở thành một địa điểm du lịch và đi bộ lý tưởng. Bắt đầu những năm 1950, Jeungdo là nơi sản xuất và cung cấp muối cho khu vực, muối ở đây được những người nông dân sản xuất và thu hoạch hoàn toàn thù công bởi những bài tay cần cù chịu khó mà không hề sử dụng đến máy móc. Nhờ điều kiện tự nhiên ban tặng, muối ở đây có chứa hàm lượng khoáng khá cao nên có thể nói  muối ở đảo là muối tự nhiên và chất lượng tốt.

Đến với Jeungdo, du khách có thể tới thăm trang trại muối Taepyeong là một trang trại muối lớn nhất của đỏa. Mỗi buổi trong ngày, cả cánh đồng muối lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Bình minh, những tia sáng đỏ rực dịu nhẹ của mặt trời soi rọi trên cánh đồng làm cả cánh đồng nhuốm đỏ cả một vùng. Buổi trưa cả cánh đồng muối phản chiếu ánh nắng lấp lánh, loang loắng trên mặt ruộng. Ánh nắng buổi chiều soi chiếu lên những thửa ruộng muối, trông lấp lánh không khác gì du khách đang thưởng thức một biển bạc. Thời điểm thu hoạch muối vào khoảng giữa tháng 3 đến giữa tháng 10 hằng năm, nếu du khách đến đây vào dịp này sẽ được tham gia thu hoạch muối cùng mọi người để hiểu thêm về cách nuôi và sản xuất muối của người dân nơi đây.
  
Hơn thế nữa, ghé thăm qua cánh đồng muối ở đây, du khách còn có thể tham quan bảo tồn Salt nằm ngay cạnh trang trại muối Taepyeong. bảo tàng là điểm đến khích nơi du khách có thể tìm hiểu những thuộc tính vật lý, hóa hoc, sự hình thành của muối của như những lịch sử về muối. Một hoạt động thực tiễn cho các du khách có thể hiểu thêm về các tính chất của muối nhờ các hoạt động thu hoach muối tại bảo tồn.
Cánh đồng muối Jeoungeon ở Hàn Quốc độc đáo và ham thích này đã trở thành một điểm đến của hàng triệu du khách đến đây để tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu về muối, quá trình sản xuất và thu hoạch muối cũng như có những trải nghiệm mới lạ trên những cánh đồng muối đẹp tuyệt trần này.

Nguồn: Tổng hợp

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Tổng quan về du lịch Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. 

Đất nước Nhật Bản bao gồm bốn hòn đảo chính theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.

Du lịch Nhật Bản nổi tiếng là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ phía nam đến phía bắc, mùa hè cây cối xanh tốt, mùa thu đặc trưng với những cây lá phong đỏ thắm, mùa đông với tuyết trắng tinh khôi. Biểu tượng du lịch  Nhật Bản là Núi Phú Sĩ (Fujisan), ngọn núi cao nhất Nhật Bản, có dạng hình nón và tuyết trắng bao phủ phần đỉnh núi tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo.

Chuẩn bị visa trước khi đi du lịch Nhật Bản

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, người mang quốc tịch Việt Nam bắt buộc phải xin Visa. Visa chỉ được miễn đối với người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ. Có rất nhiều loại visa, tùy theo từng loại mà bạn chuẩn bị những giấy tờ khác nhau.

Visa ngắn hạn (thăm người thân: gia đình, họ hàng: có quan hệ 3 đời)
Visa ngắn hạn (thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch):
Visa ngắn hạn (ví dụ: thương mại ngắn hạn…):
Visa dài hạn (du học, đi học tiếng, vợ / chồng người Nhật, Visa lao động...)

Kể từ 5 ngày sau khi nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày). Lệ phí làm Visa có hiệu lực 1 lần là 770.000 VNĐ, Visa hiệu lực nhiều lần là 1,540.000 VNĐ. 

Tiền tệ của Nhật Bản

Đơn vị tiền ở Nhật Bản là Đồng Yên Nhật (JPY). 1 JPY hiện nay tương đương vơi 205 VND; 1 USD tương đương 104 JPY. Tỷ giá lên xuống tùy thời điểm, bạn có thể tham khảo tỷ giá hàng ngày bằng cách vào link http://www.oanda.com/convert/classic.

Nếu bạn đi du lịch Nhật Bản hoặc công tác, tốt nhất bạn nên mang theo tiền Yên, hầu hết các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu đều nhận thanh toán bằng tiền Yên, không nhận USD. Nếu bạn cần sử dụng nhiều tiền thì nên mang theo các loại thẻ tín dụng như: Master Card, Visa Card của các ngân hàng như ANZ, HSBC, VCB... Một điều lưu ý nữa là bạn không được phép mang quá 7.000 USD ra khỏi Nhật Bản.

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Những món ăn hấp dẫn ở Hàn Quốc

Kim chi cay chua, thịt bò nướng thơm nức và canh gà nhân sâm mặn mòi là những món ăn hấp dẫn du khách.

Ẩm thực Hàn Quốc có đặc thù ít calories, cốt tử được hấp hoặc lên men để giữ nguyên thành phần. Tùy từng vùng mà có những đặc sản riêng, hấp dẫn du khách. Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Seoul, bạn hãy nếm thử một số món ăn ngon dưới đây.

Kim chi

Bạn có thể tìm thấy kim chi được chế biến sẵn khắp nơi tại Seoul. Thậm chí món ăn này còn là sản phẩm được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Về cơ bản, kim chi được chế biến từ các loại rau củ được lên men với muối, ớt bột, gừng... Tùy từng vùng, từng gia đình mà món ăn này lại có những biến tấu khác nhau. Có hơn 200 loại kim chi khác nhau nhưng phổ biến nhất là kim chi củ cải và cải thảo.

Kim chi có vị chua, cay được ăn cùng cơm nóng hoặc chế biến thành các món khác như nấu canh, rán thành bánh... Người Hàn Quốc thường làm kim chi vào cuối mùa thu, khi thời tiết bắt đầu trở nên lạnh hơn. Khi đó phụ nữ thường tập trung vào giúp đỡ một nhà sau đó chuyển sang nhà khác và cứ thế lần lượt cho đến hết.

Thịt bò nướng bulgogi

Nếu là fan của các bộ phim Hàn Quốc thì bạn sẽ không còn lạ lẫm với món thịt bò nướng bulgogi - món ăn được chế biến từ thịt lưng của bò xắt lát mỏng hoặc các loại thịt bò xắt lát khác. Sau đó thịt sẽ được ướp với hỗn hợp gia vị gồm nước tương, đường, dầu mè, nấm nút trắng... Chính các loại gia vị đặc biệt này sẽ giúp thịt được mềm, thơm và ngọt hơn. Khi ăn, người Hàn Quốc sẽ  đặt lên vỉ nướng hoặc chiên trong chảo. Tiếng xèo xèo của mỡ cháy và hương thơm của thịt khiến nhiều người cảm thấy háo hức khi chờ đợi thưởng thức.

Cơm trộn bibimbap

Trong tiếng Hàn Quốc, "bap" có nghĩa là cơm. Đây là món ăn có nguồn gốc từ Jeonju, tỉnh Jeolla. Một suất bibimbap gồm cơm trắng, các món phụ đi kèm như namul (rau củ đã qua chế biến), gochujang (tương tiêu ớt), trứng hoặc thịt bò. Trong đó các loại rau thường là dưa chuột thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá, trứng tráng qua hoặc rán chín với thịt đã ướp gia vị và xắt nhỏ.

Một suất cơm trộn là sự tổng hòa về màu sắc và khá ngăn nắp, gọn gàng. Chính vì vậy, món ăn này còn được xem như sự quyến rũ trong ẩm thực Hàn Quốc. Không chỉ vậy, bibimbap còn được phục vụ trên các chuyến bay của nước này.

Sườn bò glabi

Chỉ với một chiếc vỉ sắt đặt trên bếp lửa cùng những miếng sườn đã tẩm ướp sẵn, vậy là đã đủ đầy cho món glabi. Đây là món ăn quen thuộc trong ẩm thực của người Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung. Nguyên liệu của glabi thường là thịt sườn bò hoặc lợn, gà tẩm xì dầu. Tuy nhiên, người dân nơi đây thường sử dụng sườn bò hơn cả.

Canh gà nhân sâm samyetang

Canh gà nhân sâm là món ăn biến thể từ món súp nấu từ thịt gà nguyên con và nhân sâm. Món ăn này được biết đến từ năm 1920. Người Hàn Quốc coi canh gà nhân sâm là món ăn bồi dưỡng đặc biệt vào những ngày hè oi bức.

Gà sau khi làm sạch được nhồi gạo nếp, hạt dẻ, táo tàu và bạch quả sau đó cho vào hầm trong nước có thả gừng, củ cải, cam thảo, hoành kỳ và nhân sâm. Tùy từng vùng mà các nguyên liệu gia giảm vào nước lèo lại khác nhau. Món ăn đạt chuẩn phải có hương vị nhẹ nhàng và hương thơm tự nhiên từ các loại thảo dược.
Nguồn: Diệu Huyền (theo Business Travelers Guide)



Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Hàn Quốc: lung linh với lễ hội đèn lồng

Lễ hội đèn lồng tại Hàn Quốc được tổ chức tại suối Cheonggye (Thanh Khê), trung tâm thủ đô Seoul, từ ngày 07 đến ngày 23 tháng 11 năm 2014.
Những ngày diễn ra lễ hội, suối Cheonggye sẽ biến thành một kiệt tác nghệ thuật về ánh sáng và nước.

Khách thăm quan sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng rất nhiều đèn lồng với các thể loại khác nhau trên dòng suối Cheonggyecheon với độ dài 1,3km từ quảng trường suối Cheonggye đến cầu Supyu (수표교). Được biết, trong thời gian diễn ra lễ hội miễn phí này, thành phố Seoul sẽ giăng đèn từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm.
Tổng quan về suối Cheonggye
Suối Cheonggye là dòng suối nhỏ dài 5,8 km chảy len lỏi qua khu trung tâm thành phố Seoul, Hàn Quốc. Đây là một địa điểm thư giãn yêu thích của người dân Seoul. Trong lịch sử, suối có vai trò như một phần của công tác trị thủy. Vào thời Joseon, suối Cheonggye là nơi thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian như: thả diều, thả đèn hoa sen, chơi trò đánh trận giả vào những dịp lễ lớn để người dân vui chơi. Tuy nhiên, vào năm 1958 thì con suối bị lấp lại bằng bê tông để tiến hành xây đường cao tốc. Cho đến tận 47 năm sau, tức là vào năm 2005 dòng suối đã được phục hồi thành công, trở thành một địa điểm xanh của thành phố Seoul. Đối với người dân xứ Hàn, dòng suối Cheonggye được xem như là linh hồn của thủ đô bởi nó đã cùng Seoul trải qua biết bao thăng trầm trong quá khứ và giờ đây, nó vẫn tồn tại mạnh mẽ như một nguồn sống vô tận.
Ngày nay, khu vực suối Cheonggye là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa, những màn trình diễn nghệ thuật và các cuộc triển lãm rất độc đáo với hàng ngàn nghệ sĩ tham gia. Kể từ năm 2009, lễ hội đèn lồng đã trở thành lễ hội thường niên được tổ chức tại suối Cheonggye vào thứ sáu trong tuần thứ hai của tháng 11 hàng năm và sẽ kéo dài hai tuần. Trong thời gian diễn ra lễ hội, dòng suối trở nên lung linh, thơ mộng với những chiếc đèn hoa sen dập dềnh trên mặt nước, hòa trong không gian là tiếng suối chảy róc rách khiến bất kỳ ai khi đặt chân tới đây cũng đều bị hớp hồn. Cả một không gian mông lung mơ hồ đã khiến những ai khi được một lần chiêm ngưỡng đều phải thổn thức và dâng trào bao nhiêu xúc cảm.
Lễ hội đèn lồng suối Cheonggye năm 2014
Chủ đề của lễ hội năm nay là “Những di sản thế giới của thủ đô Seoul”. Seoul là thành phố mà các giá trị truyền thống và hiện đại cùng song song tồn tại và hài hòa lẫn nhau. Khi còn là thủ đô của triều đại Joseon, diện tích của Seoul khá nhỏ. Khi đó Seoul chỉ là khu vực được bao quanh bởi núi Bukak, núi Inwang, núi Nam (Namsan). Sau này khi các cây cầu được xây dựng và quy hoạch vùng Gangnam, Seoul dần trở thành một thành phố lớn. Seoul trở thành thủ đô đầu tiên của vương triều Baekje (Bạch Tế). Ngoài ra, Seoul còn là thủ đô của rất nhiều quốc gia khác trên bán đảo Triều Tiên. Seoul có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Yurye, Namgyeong, Hanyang, Gyeongseong…Ngày nay, Seoul mang dáng vẻ hiện đại với những trung tâm mua sắm, tòa nhà cao tầng và chung cư cao cấp. Tuy nhiên Seoul vẫn mang trong mình những giá trị lịch sử với cung điện, đền đài và các di tích Nho giáo.
Lễ hội đèn lồng năm nay sẽ tập trung giới thiệu các di sản văn hóa thế giới của Seoul được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận như điện Injeong (Nhân Chính điện) trong Cung Changdeok (Xương Đức), Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu). Cung Changdeok là cung điện thứ hai được xây dựng dưới thời Thái Tổ triều đại Joseon, chính điện của cung là điện Injeong (Nhân Chính điện). Trong thời kỳ Imjinwoeran (Biến loạn Nhâm Thìn), khi tất cả các cung điện bị quân Nhật đốt phá thì cung Changdeok là cung được xây dựng lại đầu tiên và được sử dụng làm chính cung trong suốt 270 năm. Cung Changdeok nổi tiếng với kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa với quang cảnh thiên nhiên xung quanh và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.
Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu) là di sản văn hóa quan trọng nhất trong nền âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc và đã được đăng kí là di sản văn hóa phi vật thể số 1 vào năm 1964 khi quy chế di sản văn hóa phi vật thể quan trọng vừa được ban hành. Năm 2001, Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu) và Jerye Euisik (nghi lễ cúng tế) được Unesco chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được chiêm ngưỡng các tác phẩm đèn lồng do các địa phương trên toàn quốc gửi về tham dự lễ hội, các tác phẩm đèn lồng kết hợp với kĩ thuật trình chiếu 3D, đèn LED hiện đại của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Thành phố Seoul đã mở rộng khu vực treo đèn lồng so với năm ngoái và nhiều chương trình, sự kiện giải trí sẽ được tổ chức trong lễ hội đèn lồng này. Trong khuôn khổ lễ hội, ban tổ chức sẽ bố trí các điểm trình diễn nhạc truyền thống Hàn Quốc, các chương trình nghệ thuật khác và các hoạt động đa dạng để tất cả người dân Seoul đều có thể tham gia. Đặc biệt, có chương trình viết lời ước và treo lên cây hy vọng, chương trình trải nghiệm trực tiếp làm đèn lồng và tự thiết kế sách di sản văn hóa thế giới…
Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

3 điểm du lịch đẹp ở thủ đô Seoul - Hàn Quốc

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc là một thành phố rộng lớn và phát triển mạnh mẽ, nổi tiếng với vẻ hiện đại xen lẫn với nét truyền thống mà mỗi địa điểm đều có những địa danh nổi tiếng là minh chứng. Đó là các truyền thống  về cung điện, chùa chiền. Vẻ hiện đại với các trung tâm thương mại sầm uất, khu vui chơi giải trí hoành tráng. Du lịch Hàn Quốc quả là một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách, hãy tham khảo 3 điểm đến sau đây của thủ đô Seoul, phần nào bạn sẽ thấy được vẻ đẹp của đất nước Hàn Quốc.
1. Cung điện Gyeongbokgung.

Điểm đến dầu tiên đó Gyeongbokgung. Cung điện Gyeongbokgung  là tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc cổ điển và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc. Là cung điện đầu tiên của triều đại Chosun được xây dựng vào năm 1395, Gyeongbokgung là cung điện lớn và đồ sộ nhất Hàn Quốc.
Gyeongbokgung kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và thiên nhiên, trong khuôn viên có những đại sảnh và những khu vườn được chăm sóc công phu điển hình cho nghệ thuật làm vườn của người Hàn Quốc. Ngày nay, nơi đây thường xuyên tổ chức các nghi lễ diễu binh của ngự lâm quân để tái hiện quá khứ huy hoàng của các triều đại vua chúa.
2. Khu làng cổ Hàn Quốc.

Nằm ở ngoại ô Seoul, khu làng cổ Hàn Quốc được phục chế và giữ nguyên vẹn theo đúng mô hình một ngôi làng truyền thống của người Hàn Quốc từ thế kỷ 17. Nếu xem phim Hàn Quốc, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp khung cảnh của ngôi làng cổ này, đây là phim trường của rất nhiều bộ phim nổi tiếng.
Vào đây, bạn dễ dàng biết được cách sống và bài trí nhà cửa của người Hàn Quốc, thưởng thức các vũ công trong trang phục truyền thống, biểu diễn đám cưới truyền thống và các màn nhảy múa hấp dẫn, lạ mắt.
3. Công viên Everland.

Dựa theo mô hình Disneyland của Hoa Kỳ, Công viên Everland là khu vui chơi giải trí hiện đại và hoành tráng nhất của Hàn Quốc nằm ở ngoại ô thủ đô Seoul. Với nhiều trò chơi hiện đại dành cho những ai thích cảm giác mạnh. Khi bạn kết thúc một trò chơi, ngay ở cổng ra, sẽ có hình ảnh chụp lại những khoảnh khắc thăng hoa nhất của chính bạn, đến nổi nhiều lúc chủ nhân của nó cũng không nhận ra. Nếu muốn bạn có thể trả tiền để nhận hình về, còn không bạn có thể ngắm nhìn cũng không sao. Và nếu sợ cảm giác mạnh, bạn có thể đi dạo đến các vườn hoa rực rỡ màu sắc, thăm khu động vật hoang dã hoặc mua sắm tại các cửa hàng lưu niệm.
Vừa rồi chúng là 3 điểm du lịch đẹp tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc mà chúng tôi muốn gửi du khách, hãy cùng thưởng thức và cảm nhận những vẻ đẹp nơi đó. Và hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu du lịch. Chúc các bạn vui vẻ!

Nguồn: Vinatop Travel

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Cách làm món kimbap Hàn Quốc

Nếu như kimchi là món dưa cải muối nức danh nhất và được biết đến nhất trong ẩm thực Hàn Quốc, đến nỗi xứ Cao Ly này còn được gọi là xứ Kimchi, thì có nhẽ kimbap là món ăn phổ quát thứ hai tại Hàn Quốc, cũng là một món ăn mà người Hàn Quốc thường giới thiệu với bạn bè quốc tế , sống, học tập và làm việc xa quê hương. “Thứ nhất Kimchi, thứ nhì Kimbap”


Kimbap hay còn gọi là cơm cuốn lá rong biển Hàn Quốc

Về hình dạng, kimbap trông giống món Maki – cũng là món cơm cuốn trong lá rong biển, của Nhật. Nhưng để ý thêm thì sẽ thấy, kimbap thường to hơn vì bên trong, nhân Kimbap gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Kimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Maki. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Maki được cắt đều làm 6 khoanh, thì kimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.

Nguyên liệu làm món Kimbap

Cà rốt: gọt vỏ, thái sợi dài. Đun sôi nước với ít muối, cho cà rốt vào trần qua khoảng 1 phút thì bỏ cà rốt ra.
Dưa chuột: rửa sạch, thái sợi dài.
Trứng: tráng trứng và cắt thành sợi dài. Nên rán miếng trứng dày dày một chút thì có thể cắt thành sợi dài cành vuông rất đẹp.
Xúc xích: cắt sợi.
Lá rong biển khô.
Cơm: dùng loại gạo hạt ngắn. Để làm món này, cơm không nên nấu khô quá, tất nhiên cũng không ướt quá. Vừa đủ để các hạt cơm không dính bết lại với nhau.
Cơm sau khi nấu chín, để nguội một lát rồi trộn đều cơm với dầu vừng và ít muối.
Nếu có thể tìm mua được củ cải vàng muối thì rất tốt. Ở đây mình không có nên đành bỏ qua.
Nếu không có tấm tre để gói thì có thể dùng giấy nhôm – loại dùng cho nấu nướng trong gia đình – để gói. Khi mình gói ở lớp tiếng Hàn thì mọi người cũng đều dùng giấy nhôm này. (Ở HQ, người ta đã quá chuyên nghiệp đến mức chỉ cần đặt mỗi lá rong biển lên thớt là gói thoăn thoắt được).

Cách làm món cơm cuốn lá rong biển Kimbap

Trải tấm tre / giấy nhôm lên thớt, đặt một tấm lá rong biển lên trên. Lưu ý, để mặt ráp của lá ngửa lên trên, mặt nhẵn ở dưới. Mặt ráp sẽ giúp cơm dinh chắc hơn và lá rong.

Chừa là một đoạn đầu tiên không nên rải cơm, sau đó trải đều cơm đến khoảng 2/3 lá, lớp cơm không nên làm quá dày, khi cuộn kimbap sẽ làm nó rất to và dễ xảy ra việc không đủ lá để cuốn cơm. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy là trên lá rong biển có những vạch ngang song song, và vì thế hãy dùng những vạch này để làm mốc cho giới hạn trét cơm cho thẳng.

Sau khi dàn cơm xong thì xếp từng sợi nguyên liệu lên trên, dàn cho hết chiều ngang của tấm rong biển.

Hướng dẫn cuốn Kimbap

Vừa giữ các nguyên liệu để không bị xô lệch, từ từ cuộn tròn, vừa cuộn vừa nắn chỉnh cho cuộn cơm thật chặt. Cứ thế cuốn đến hết tấm rong biển.

Hướng dẫn cắt Kimbap - Món ăn đặc trưng của người Hàn Quốc
Khi cắt cuộn kimbap thì nên dùng dao thật sắc, cắt thành những khoanh có độ dày khoảng 1-1.5cm.

Thành phẩm món Kimbap Hàn Quốc


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Một số điều nên biết khi đi du lịch Thái Lan

Từ ngày 12/8, Chính phủ Thái Lan triển khai chính sách mới nhằm siết chặt việc xuất nhập cảnh đối với công dân của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Điều này khiến nhiều du khách Việt lo lắng khi du lịch đến xứ này sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, du khách cũng đừng vội lo lắng, bởi vì theo thông tin chia sẻ từ Cơ quan đại diện Du lịch Thái Lan tại TP.HCM thì việc siết chặt thủ tục thị thực đến Thái Lan chỉ nhằm kiểm soát tình trạng lao động bất hợp pháp ở Thái và ngăn chặn những người lợi lụng chính sách thị thực 30 ngày "thoáng" của Thái để thực hiện các chiêu trò "nối dài" thời hạn lưu trú, nhằm mục đích ở lại lao động bất hợp pháp.
Đại diện của đơn vị cho biết, riêng với trường hợp Việt Nam, quy định chỉ áp dụng tại biên giới cửa khẩu Lào – Thái Lan, vì khu vực này gần 2 tỉnh Đông Bắc Thái Lan là Nong Khai và Udon Thani, nơi có nhiều người Việt sinh sống.
Còn riêng với khách du lịch theo đoàn của các công ty du lịch vẫn bình thường, hoặc với khách du lịch tự túc qua cửa khẩu khác, ngay cả qua cửa khẩu biên giới Lào - Thái Lan vẫn được cấp thị thực nhanh chóng và sẽ không gặp khó khăn gì nếu chứng minh được mục đích đi du lịch của mình như thời gian lưu trú, vé bay khứ hồi, đăng ký lưu trú khách sạn,…
Thông báo chính thức từ Cục Quản lý Xuất - Nhập cảnh Thái Lan
Thông báo chính thức từ Cục Quản lý Xuất - Nhập cảnh Thái Lan
Đại diện của đơn vị cũng đưa ra một số lời khuyên cho du khách khi du lịch Thái Lan cũng nên chuẩn bị kỹ các giấy tờ cần thiết. Cụ thể:
Đối với du lịch theo khách đoàn, quy định này không áp dụng, các trưởng đoàn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ sau: danh sách đoàn, chương trình tham quan, tên công ty du lịch phụ trách dịch vụ cho đoàn trong thời gian lưu trú tại Thái Lan, xác nhận vé máy bay khứ hồi cho toàn đoàn để xuất trình khi được yêu cầu.
Đối với khách du lịch tự túc bằng đường hàng không cũng như đường bộ, nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho chuyến đi như chương trình tham quan-du lịch , xác nhận đặt phòng, vé máy bay khứ hồi, chi phí lưu trú tại Thái Lan để cung cấp đầy đủ cho nhân viên hải quan yêu cầu.
Nguồn: sưu tầm internet

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Tìm hiểu chùa Bulguksa ở Hàn Quốc

Được xây dựng vào thời kỳ đầu của triều đại Shilla, triều đại phát triển hung thịnh của Phật giáo Hàn Quốc. Ngôi chùa Bulguksa ở Hàn Quốc là nơi cầu nguyện cho sự yên bình của đất nước cũng là nơi tượng trưng cho giấc mơ về một thế giới lý tưởng.
Chùa Bulguksa được xây dựng trong 23 năm và là một ngôi chùa lớn nhất Hàn Quốc và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Trải qua thời gian dài cùng những biến động của lịch sử, ngôi chùa đã nhiều lần được tu sửa và kiến tạo lại. Tuy nét kiến trúc không còn được nguyên vẹn như ban đầu nhưng nơi đây ghi dấu nét văn hóa của các triều đại khác nhau. Ngôi chùa cổ kính, sừng sững trên núi Tohamsan. Chùa Bulguksa ngày nay có rất nhiều di chỉ văn hóa được bảo tồn, như Dabo-tap – Quốc bảo số 20, Sukga-tap – Quốc bảo số 21, Yeonhwa-gyo Chilbo-gyo – Quốc bảo số 22, Tượng Phật thiền định bằng vàng – Quốc bảo số 26… cùng nhiều quốc bảo khác.
Dabo-tap hay còn gọi là Tháp Đại Bảo và Seokga-tap (Tháp Thích Ca Mâu Ni) là những ngôi chùa lớn tại Hàn Quốc. Được tấn phong Quốc Bảo Hàn Quốc năm 1962, hai ngôi chùa có diện tích 10,4 mét và 8,2 mét, đứng trên sân phía Đông và sân phía Tây chia cắt Daeungjeon (Đền thờ tượng Phật Thích ca) và Jahamun. Tháp Seokga-tap nằm phía Đông gồm 3 tầng, có hai nền nhà và xây theo phong cách truyền thống xứ Hàn, biểu tượng cho trật tự vũ trụ tạo nên sự tĩnh tại và yên bình. Dabo-tap là ngôi tháp bát giác đứng trên chân đế chữ thập với hai cầu thang đá ở tất cả 4 phía và một rào chắn. Biểu tượng cho sự sáng tạo và giải phóng tinh thần. Công trình này được làm hoàn toàn bằng đá, với sự khéo léo của những người thợ đã kiến tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ này. Cả hai đều là những hình mẫu tuyệt vời cho kiến trúc của Shilla thế kỷ 8, hai ngôi chùa đều cân bằng cấu trúc vuông, bát giác và tròn vào cùng trong một thiết kế.
chủa Bulguksa - Hàn Quốc
Ở giữa là hai điện chính phục vụ cho việc cầu kinh Daeungjeon và Geungnakjeon trang nghiêm giữa kỳ quan, được trang trí với những hoa văn họa tiết phản ánh văn hóa của người dân thời đó. Du khách băng qua Cheongungyo (Thanh Vân Kiều) và Baejungyo (Bạch Vân Kiều) đến phía Đông, và Yeonhwayo (Liên Hoa Kiều) và Chilbogyo (Thất Bảo Kiều) đến phía Tây. Cheongungyo và Baejungyo là  những bậc cầu thang. Phần thấp nhất, Cheongungyo, có 17 bậc thang và phần cao hơn là Baegungyo có 16 bậc. Những bậc thang này dẫn đến Jahamun – cổng dẫn đến Daeungjeon – Điện thờ Phật Thích Ca. Những cầu thang giống như những cây cầu này tượng trưng cho sự kết nối giữa thế giới trần tục bên dưới và Phật giới bên trên. Những cầu thang được xây dựng theo hình dáng cây cầu rất độc đáo, và những quốc bảo này là những công trình duy nhất còn nguyên vẹn từ thời đại Shilla đến nay.
Ở phía Tây, cầu thang đá 18 bậc dẫn đến Anyangmun. Phần dưới  gồm 10 bậc của cầu thang này là Yeonhwagyo, còn phần cao hơn có 8 bậc gọi là Chilbogyo. Hai công trình này có thiết kế nhỏ hơn  heongungyo và Baegungyo  nhưng lại khá tương đồng về kết cấu. Tương truyền rằng chỉ có những ai thật sự giác ngộ mới có thể đặt chân lên những bậc thang này.
Tượng phật chủa Bulguksa - Hàn Quốc
Nguồn: tổng hợp